Bánh đúc tàu hủ món ăn dân dã, nóng hổi và thơm ngon

Bánh đúc tàu hủ món ăn dân dã, nóng hổi và thơm ngon

Bánh đúc tàu hủ là món ăn không còn xa lạ với người dân đất Cảng. Mùa đông se se lạnh được thưởng thức bát bánh đúc quả là số dách, vừa ấm bụng, vừa thơm ngon, khó tài nào từ chối được. Hôm nay, cùng giavihanhphuc.com.vn vào bếp trổ tài thực hiện món ăn này, với các bước đơn giản dưới đây, cho dù bạn không sành sỏi chuyện bếp núc vẫn thực hiện thành công.

Bật mí cách làm bánh đúc tàu hủ đơn giản tại nhà

Những thực khách lần đầu đặt chân tới đất Cảng đã bị chinh phục khi thưởng thức bánh đúc tàu hủ. Vị dẻo thơm của bột xen lẫn với vị bùi bùi của nhân, ăn một lần nhớ mãi về sau. Giờ đây không cần phải quay lại thành phố hoa phượng đỏ, bạn vẫn có thể chế biến món ăn này ngay tại gian bếp của gia đình.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bột gạo tẻ.
  • Tôm.
  • Thịt ba chỉ.
  • Đu đủ xanh.
  • Nấm mèo.
  • Hành tím.
  • Các gia vị đi kèm: Dầu ăn, đường, nước mắm, hạt nêm, muối, giấm, nước, nước ấm…
Chuẩn bị nguyên liệu cho món bánh đúc tàu hủ
Chuẩn bị nguyên liệu cho món bánh đúc tàu hủ

Trộn bột bánh

Cho vào âu lớn 300gr bột gạo tẻ cùng với ½ muỗng cafe muối, 650 ml nước ấm và 1 ít nước cốt dừa. Trộn đều hỗn hợp, để cho bột tan hoàn toàn. Để bột nghỉ từ nửa tiếng – 1 tiếng. Sau 1 tiếng đồng hồ, bạn tiếp tục khuấy bột để đem đi hấp bánh đúc tàu hủ.

Sơ chế nguyên liệu

Trong thời gian chờ bột nghỉ, bạn tiến hành sơ chế các nguyên liệu sau đây:

  • Đu đủ xanh gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu. Luộc đu đủ xanh sơ với nước sôi, trộn thêm ít bột điều cho bắt mắt.
  • Tôm cắt râu, lấy chỉ đen sống lưng, rửa sạch.
  • Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
  • Mộc nhĩ ngâm nước, cắt bỏ gốc, rửa sạch và thái sợi vừa ăn.
Thái thịt ba chỉ thành từng miếng vừa ăn để chuẩn bị xào
Thái thịt ba chỉ thành từng miếng vừa ăn để chuẩn bị xào

Hấp chín bánh

Tiến hành đổ nước sôi vào trong xửng hấp, đặt khuôn nhôm hoặc inox có kích cỡ bằng lòng mâm, cao khoảng 10cm trở lên.

Múc khoảng 1-2 muỗng bột cho vào khuôn, đậy nắp vung lại. Trong vòng 2-3 phút, lớp bột sẽ chín. Mở nắp ra, lại tiếp tục thực hiện công đoạn đổ tiếp lớp khác. Cứ thực hiện như vậy cho tới khi hết bột hoặc vừa miệng khuôn là dừng lại.

Xào nhân bánh đúc tàu hủ

Trong quá trình hấp chín bánh đúc tàu hủ, bạn tranh thủ xào nhân. Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Đợi cho dầu ăn nóng, phi cùng với tỏi băm, hành tím băm. Lần lượt cho tôm, thịt, vào xào cùng, tiếp tục cho mộc nhĩ vào. Nêm nếm gia vị gồm 1 muỗng cafe hạt nêm, 1/3 muỗng cafe đường, 1/3 muỗng cafe muối, 2 muỗng dầu màu điều, rồi xào cho chín nhân bánh.

Tiến hành xào nhân bánh cho đậm hương vị
Tiến hành xào nhân bánh cho đậm hương vị

Làm nước chấm

“Linh hồn” của món bánh đúc tàu hủ không thể thiếu nước mắm ăn kèm. Cho vào tô 4 chén nước sôi để nguội, cùng với 1 chén đường, 1/3 chén nước mắm, 6 muỗng canh dấm, 1 muỗng cà phê tỏi băm. Khuấy đều hỗn hợp nước chấm cho tới khi đường tan hoàn toàn.

Thành phẩm

Múc bánh đúc tàu hủ ra chén, thêm nhân vào và thưởng thức. Trên nền bột bánh trắng tinh điểm xuyến tôm, thịt, mộc nhĩ, đu đủ… chan với nước mắm chua ngọt, quả là ngon số dách, khó cưỡng lại được. Khác hẳn với bánh đúc miền Tây, bánh đúc tàu hủ ăn kèm với nhân mặn, nóng hổi vô cùng, cực kỳ bắt miệng.

Bánh đúc tàu hủ thơm ngon, nóng hổi và đậm vị đảm bảo ăn là mê
Bánh đúc tàu hủ thơm ngon, nóng hổi và đậm vị đảm bảo ăn là mê

Bí quyết tạo nên món bánh đúc tàu hủ thơm ngon tới miếng cuối cùng

Qua các bước được chia sẻ ở trên, chắc chắn bạn sẽ thực hiện thành công món ăn nóng hổi của người dân “thành phố hoa phượng đỏ”. Tuy nhiên, để món ăn được đặc sắc, ăn không có điểm dừng, cần bỏ túi một số mẹo hữu ích dưới đây:

  • Phần bánh rất quan trọng, yêu cầu bột gạo tẻ, không có lẫn bột nếp, nếu không thành phẩm sẽ bị hỏng. Công đoạn hấp bánh rất quan trọng, yêu cầu bạn phải tỉ mỉ và cẩn thận. Khi hấp bánh, nhớ phủ lên miệng nồi một lớp khăn mỏng, để hơi nước không bị nhiễu xuống.
  • Nên chọn tôm có phần thân hơi cong, đầu và thân gắn chặt vào nhau, vỏ bóng trơn… như vậy mới tươi ngon.
  • Còn thịt ba chỉ tươi ngon có màu đỏ nhạt hoặc hồng tươi, có mùi thơm đặc trưng, dùng tay ấn vào cảm nhận độ đàn hồi và thịt không để lại vết lõm…
  • Đu đủ xanh nên chọn quả có vỏ dày, màu xanh lục, không bị dập nát…

Nhìn chung, bánh đúc tàu hũ là món ăn giàu dưỡng chất, có giá trị dinh dưỡng cao. Tôm chứa vitamin B12, kẽm, magie, canxi, kali, omega3… rất tốt cho sức khỏe, có khả năng phát triển bộ não, thúc đẩy hệ xương khớp khỏe mạnh, ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển…

Còn thịt ba chỉ có trong món bánh đúc tàu hủ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin B3, B6, B12, photpho, sắt… rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường quá trình trao đổi chất, duy trì não bộ…

Tới đây, bạn đã hiểu lý do tại sao món bánh đúc tàu hủ lại “hot” ở thành phố Cảng. Món ăn được dùng như bữa điểm tâm lót dạ, bắt đầu cho ngày mới tràn trề năng lượng. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào bếp thực hiện ngay món ăn nóng hổi, hấp dẫn này để chiêu đãi cả nhà.

ThanhKhoi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *